Kết quả tìm kiếm cho "miệt sông nước"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 593
Sau khi sáp nhập, xã Ô Lâm có trên 65% dân số là đồng bào Khmer. Xác định những cơ hội, thách thức sau khi sáp nhập, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền phục vụ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn. Đồng thời, đề ra chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa địa phương ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng đi lên.
Thời gian qua, các tổ cất nhà từ thiện ở khắp các địa phương trong tỉnh cùng chính quyền địa phương chăm lo cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có được mái ấm để an cư, lạc nghiệp, góp phần giúp bà con có niềm tin, động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Với mong muốn đóng góp công sức cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng quê hương, ông Huỳnh Văn Cộ (60 tuổi), ngụ ấp Láng Cơm, xã Bình Giang vẫn miệt mài với công tác thiện nguyện xây cầu, làm đường giao thông nông thôn.
Nằm giữa dòng sông Hậu, xã Mỹ Hòa Hưng còn được biết đến với tên gọi “Cù lao Ông Hổ”. Với diện tích 21,21km2, mảnh đất này không chỉ nổi tiếng là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn chứa đựng tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái, đưa du khách về với vẻ đẹp mộc mạc và miền đất giàu truyền thống.
Sở hữu nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, hệ thống danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa đa dạng, đặc sắc, nhất là không gian du lịch (DL) rộng lớn, tỉnh An Giang đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm DL sôi động.
Được xem là “nóc nhà miền Tây”, núi Cấm (xã Núi Cấm, tỉnh An Giang) vốn sở hữu khung cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây còn có những đặc sản ẩm thực độc đáo, trong đó cua núi, ốc núi được nhiều thực khách ưa thích.
Trước thực trạng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp, hiện nay nhiều hộ dân trong tỉnh chủ động đầu tư làm bờ kè để chống xói mòn, sạt lở, giữ đất và làm đẹp khuôn viên nhà.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Cù Lao Giêng nằm giữa sông Tiền. Nơi đây được biết đến là “Cù lao xanh”, một vùng đất đậm bản sắc văn hóa miệt vườn và văn hóa tín ngưỡng tâm linh của vùng sông nước Nam Bộ, đặc sắc với các công trình văn hóa tín ngưỡng. Từ lâu, nơi đây phát triển du lịch (DL) sinh thái cộng đồng kết hợp DL về nguồn và DL văn hóa, lễ hội, DL tâm linh.
Khi con nước ngoài sông lừ lừ chín đỏ, cũng là lúc người dân châu thổ Cửu Long chuẩn bị đón mùa lũ mới. Dù nước lũ bây giờ không còn như trước, nhưng những ai sinh ra, lớn lên trên đất phù sa đều có chút gì đó mong mỏi, đón chờ...
Có những con người sống thầm lặng, không ồn ào, không khoa trương, nhưng chính sự chân chất, tận tụy của họ lại trở thành nguồn cảm hứng, lan tỏa điều tử tế đến cộng đồng. Ông Lê Hoài Cư (tên thường gọi Chín Cư), cựu thanh niên xung phong (ngụ ấp Vĩnh Lợi 1, xã Châu Phong, TX. Tân Châu) là một người như thế.
Cuối tháng 6, đất trời bước vào những cơn mưa day dứt. Mưa phủ đất trời, kín cả không gian, khiến người ta chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Ở đó, có niềm vui, nỗi buồn và một chút luyến tiếc xa xôi.